Hồ Xuân Hương (1772 – 1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu, nhưng hậu thế có thi sĩ Xuân Diệu đã mạo muội tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là “thanh thanh tục tục”

Học giới nhất quán rằng Hồ Xuân Hương sinh vào năm 1772, theo học giả John Balaban thì bà cất tiếng khóc chào đời ở phường Khán Xuân (nay thuộc địa phận Bách Thảo viên Hà Nội). Cứ theo Giai nhân dị mặc, Hồ Xuân Hương là ái nữ của Sinh đồ Hồ Phi Diễn  (1703 – 1786), người hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An.

Cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ Hồ Xuân Hương (nguồn internet)

Tình duyên
Tổng Cóc vốn là biệt hiệu mà người quen biết đặt cho Chánh tổng Nguyễn Bình Kình, tự Công Hòa. Nguyên quán của ông ở làng Gáp, xã Tứ (nay thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Ông là cháu của quan nghè Nguyễn Quang Thành, bản thân cũng một lần đi thi Hương nhưng không đỗ đạt. Sau Tổng Cóc đăng trình, lên đến chức cai cơ nên thường được gọi là Đội Kình. Kết quả của hôn sự này được cho là một đứa trẻ vắn số.

Còn theo Phạm gia tộc phả và Triệu tông phả, ông phủ Vĩnh Tường tức là Tú tài Phạm Viết Ngạn (khi thăng chức Đồng tri phủ Phân phủ Vĩnh Tường thì cải thành Viết Lập), tên cúng cơm là Đại, tự Thành Phủ. Nguyên quán của ông ở hương Trà Lũ, xã Xuân Trung, phủ Xuân Trường, trấn Sơn Nam Hạ. Các tư liệu này cũng cho biết, Hồ Xuân Hương sinh cho ông một người con tên Phạm Viết Thiệu.

Cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ Hồ Xuân Hương (nguồn internet)

Những tác phẩm tiêu biểu của nữ thi sĩ:

  • Bánh trôi nước

Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của bánh trôi nước nói lên thân phận của người phụ nữ. Hình ảnh bánh trôi nước mới lạ và lại khá quen thuộc khi được nữ thi sĩ đưa vào thơ của mình.

  • Vịnh Cái Quạt

Nhắc tới bài thơ vịnh cái quạt khiến ta liên tưởng ngay tới Bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương, một tuyệt tác không chỉ ở tầm tư duy siêu phàm của tác giả về tứ thơ và nghệ thuật chuyển hóa bằng hình ánh đầy cảm xúc của một sự vật xem ra có vẻ bình thường mà trở nên tuyệt tác trong thơ ca.

  • Tự tình

Bài thơ diễn tả một tình cảm đáng thương, một số phận đáng cảm thông, một khát vọng đáng trân trọng, một tâm trạng đáng được chia sẻ của người phụ nữ trong xã hội xưa. Những mơ ước hạnh phúc đó là hoàn toàn chính đáng nhưng không thể thực hiện được trong điều kiện xã hội lúc bấy giờ, đó là bi kịch không thể giải toả. Vì thế giọng điệu của bài thơ vừa ngậm ngùi vừa ai oán. Yêu cầu giải phóng con người, giải phóng tình cảm chỉ có thể tìm được lời giải đáp dựa trên cơ sở của những điều kiện lịch sử – xã hội mới mà thôi.