Bằng tình yêu, sự trân trọng đối với văn hóa dân tộc, tác giả Phạm Vương Anh đã và đang có những đóng góp ý nghĩa, góp phần gìn giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc Mường xứ Thanh.

Tác giả Phạm Vương Anh là người dân tộc Mường, ông sinh ra và lớn lên ở làng Lú, xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Ông là nhà văn, nhà thơ, nhà quản lý văn hóa với các chức danh: Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Thanh Hóa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin Thanh Hóa, Tổng biên tập Báo Văn hóa – Thông tin Thanh Hóa… Ở cương vị nào, ông cũng luôn trăn trở về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cổ truyền của dân tộc, đặc biệt là văn hóa truyền thống dân tộc Mường.

Tham khảo thủ tục ==> Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa

Là một trong những tác giả được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật 2017, tác giả Phạm Vương Túc (tên thường dùng Phạm Vương Anh) được vinh danh với tác phẩm “Xường cài hoa dân tộc Mường”.

                    Nhà văn, nhà thơ của người Mường xứ Thanh

 Tác phẩm:

  • Tình yêu ấy đã được hiện thực hóa bằng gia tài thơ văn đồ sộ với hàng chục tập thơ, văn như: Trường ca Sao chóp núi (1968), Trăng mắc võng (1973), Tình còn (1978), Sương mơ Tà Kóm, Đến hẹn (1983), Hoa Li Pa yêu (1989), Rượu mặn (1993), Lá đắng (1996), Một thoáng Hủa Phăn (1996), Chợ tình đứt quai trăng (2003), Hồn chiêng gánh núi (2008); truyện đồng thoại Lê trời lấy lửa (2000), Ngồng Ngoàng hóa đá (1999), Lòng Thung (1973)…
  • Có lẽ tài sản mà ông nâng niu, trân trọng và dồn tâm huyết cả đời mình là kho tàng văn nghệ dân gian với công trình lao động bền bỉ suốt 40-50 năm để cho ra đời những tác phẩm như: Bộ sử thi “Đẻ đất – Đẻ nước” (1975), Khăm Phanh (1978), Truyện cổ Mường (1987), Truyện cười Mường (1998), Mo sử thi dân tộc Mường (1997), Xường Cài hoa dân tộc Mường (2010), Tiếp cận văn hóa bản Mường (2001)… Nhiều tác phẩm trong đó đã đạt các giải thưởng văn học, giải thưởng về văn nghệ dân gian.
  • “Xường cài hoa dân tộc Mường” là một công trình nghiên cứu, sưu tầm vô cùng độc đáo, nghiêm túc và tỉ mẩn về loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc “Xường cài hoa” của người Mường Thanh Hóa. Trong di sản văn hóa Mường, có thể hiểu Xường là một loại dân ca trữ tình của dân tộc Mường, không thể thiếu được trong đời sống, nhất là trong đời sống thời yêu của người Mường, xường vang lên từ khi đứa bé chào đời, đến khi người con xứ Mường qua đời.

Ông từng tâm sự: Mỗi khi cầm bút viết văn, làm thơ tôi thường nhớ đến bố, bởi vì sự nghiệp đam mê đến mắc nợ văn chương của tôi công đầu lại thuộc về Người. Bố là người ép tôi nhấp vài ngụm rượu thuở mười hai tuổi, ý là cho tỉnh táo để tôi bò rạp trên sàn nhà để nghe và chép sử thi Mo mường: “Đẻ đất đẻ nước”. Chuyện về những chiếc đùi gà, những nắm xôi nếp, cái bút sắt, lọ mực tím và cái đãy vải sô ám khói theo tôi và bố ròng rã hai mươi năm trời để đựng đầy bốn mươi hai tập giấy, quyển vở học trò với hơn 2 vạn câu thơ Mường. Tôi nhờ tài sản vô giá đó của cha ông, của Tổ Mường, tổ Việt để có bước đi ban đầu. Thế là tôi chập chững dịch từng câu, từng chữ tiếng Mường ra tiếng Kinh. Bước tập dịch bỡ ngỡ đã tạo cho tôi ý chí ham học, ham hiểu biết, tìm tòi, chọn lọc ra vốn từ ngữ đẹp và sát thực, lấp lánh đến mê say. Dịch đi, dịch lại… Đi theo “Đẻ đất đẻ nước” lâu dần thành máu thịt. Tôi ngấm hơi thở sử thi, phong vị, phong cách thơ dân tộc Mường tôi. Thế là có thêm ước mơ làm thơ, viết văn. Tin chắc rằng bếp lửa của người cầm bút chẳng bao giờ lụi tàn…