Thanh Châu sinh ngày 17 tháng 9 năm 1912 tại quê ngoại, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa trong một gia đình công chức. Quê nội ông ở Diễn Châu, Nghệ An, đây cũng là nguồn gốc của bút danh Thanh Châu (tức là “Diễn Châu xanh”)

Ông học tiểu học ở Thanh Hóa, học trung học ở Vinh và Hà Nội. Ông viết văn từ lúc còn đi học, đến năm 1928 (16 tuổi) thì bài viết “Ồn quá” của ông được đăng trên tờ Ngọ báo.

Trước 1945, ông sống bằng nghề viết văn. Ông viết cho các tờ: Ngọ báo, Đông Tây, Nam cường, và là một trong những cây bút viết truyện ngắn chủ lực trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy.

Sau Cách mạng tháng Tám, năm 1946, ông tham gia Đoàn tuyên truyền kháng chiến chống Pháp. Năm 1947-1948, ông công tác thanh niên ở Thanh Hóa. Năm 1949, ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam, làm biên tập viên báo Vệ quốc quân cho đến năm 1953, thì giải ngũ. Năm 1955, ông công tác ở tòa soạn báo Văn Nghệ (Hà Nội) cho đến năm 1965.

Nghỉ hưu, Thanh Châu sống thầm lặng ở phố Trần Quốc Toản (Hà Nội), và gần như tự ngừng bút kể từ năm 1956 trở đi. Hằng ngày, người ta thường thấy một “cụ già nhỏ thó ra chợ xách về bó rau muống, quả cà chua,…lo cơm nước phục dịch bà vợ bị liệt nửa người”

Một số tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Thanh Châu:

– Các truyện ngắn như: Hoa ti-gôn, Lớp cuối cùng, Vườn chanh, Nhớ quê, Cái ngõ tối

– Các tiểu thuyết: Tà áo lụa, Bóng dáng xưa, Cùng một ánh trăng

– Truyện: Từ Thức (1995)

– Hồi ký là Chặng đường làm báo thời Pháp thuộc- Từ những bài báo đầu tiên (1997)

Tuy chỉ để lại cho nền văn học nước nhà một số lượng các tác phẩm. Nhưng bảo là nhà văn Thanh Châu một sự nghiệp đáng kính trọng thì chắc không ai băn khoăn. Nhà văn Thanh Châu có một chỗ đứng không thể thiếu trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại.