PGS.TS Pham Xanh, giảng viên, Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam cận hiện đại, khoa Lịch sử, đại học KH&XH (Đại học Quốc gia Hà Nội), sinh năm 1943 tại Quảng Bình, đã từ trần hồi 0h52’ ngày 3.6.2018 tại Hà Nội; Lễ viếng và truy điệu từ 8h30’ ngày 5.6.2018 tại nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng (5 Trần Thánh tông, Hà Nội); Hỏa táng cùng ngày tai Đài hóa thân Hoàn Vũ (Văn Điển, Hà Nội).

                                                                 Nhà sử học Phạm Xanh

PGS.TS Pham Xanh tốt nghiệp đại học ngành Lịch sử tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1977; Nhận bằng Tiến sỹ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1989; Được công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 1996 và danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 2008.

 

Có đến nửa thế kỷ học, nghiên cứu, giảng dạy môn lịch sử, PGS-TS Phạm Xanh là một trong những người luôn trăn trở với việc học và dạy như thế nào trong nhà trường để đạt được hiệu quả: Hiểu biết lịch sử để biết tôn trọng dân tộc, yêu quý đất nước. Nguyên là giảng viên khoa Sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, ông đã có nhiều công trình khoa học và hàng trăm bài nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cận hiện đại.

Hiện nay, với vai trò là ủy viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, PGS-TS Phạm Xanh cũng thường có mặt tại các cuộc giao lưu, thảo luận, hội thảo về lịch sử. Tính cách thẳng thắn của người miền Trung (quê Quảng Bình) mà ông được thừa hưởng luôn có tác động tích cực đến những bài nói chuyện, thuyết giảng của ông về lịch sử: Sinh động, không giáo điều. Và câu chuyện dành cho Ăn trưa với doanh nhân Sài Gòn không là ngoại lệ.

Thưa, là người nhiều năm tham gia ra đề, chấm thi tuyển sinh, theo ông, có vấn đề gì về sử mà để học sinh không mặn mà với môn Sử?

Điều này tôi đã cực kỳ trăn trở, năm 2011 là năm “đen tối” trong việc giáo dục lịch sử, khi mà có tới hơn 2.000 thí sinh bị điểm 0 môn Lịch sử. Năm 2012, vẫn còn trên 600 điểm 0. Năm vừa rồi đề thi ra quá dễ – chỉ như cho tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở, cho nên không có gì để bàn cãi.

Những lần ra đề, phản biện và chấm thi tôi thấy rằng không thể nói là lớp trẻ quay lưng với lịch sử, không có hiện tượng đó. Người ta không thể quay ngoắt với lịch sử vì như thế là quay ngoắt với dân tộc. Phần đông vẫn yêu lịch sử. Chỉ có một bộ phận nhỏ không thích học sử. Tại sao? Đặt trong bối cảnh nước ta bây giờ thì mới thấy được vấn đề: Thứ nhất, bây giờ từ kinh tế – xã hội đến văn hóa – giáo dục đều vận hành theo cơ chế thị trường. Cho nên học sinh và phụ huynh quyết định đường đi cho mình, cho con mình theo cơ chế đó. Người ta phải tính toán: Vào chỗ nào có lối ra rộng, có thể kiếm được tiền và được càng nhiều tiền càng tốt. Đó là nguyên nhân tôi cho là chủ đạo.

                       Nhà sử học Phạm Xanh

Các công trình khoa học tiêu biểu của PGS.TS Phạm Xanh gồm có:

  • Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin (1921-1930), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
  • Ho Chi Minh: The Nation and The Times 1911-1946, The Gioi Publisher, Hà Nội, 2005.
  • Hà Nội trong cuộc vận động giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (viết chung), NXB Hà Nội 2010.
  • Lịch sử Việt Nam, tập 3 (viết chung), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2012.
  • Khám giá lịch sử Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014.
  • Tạp chí Văn Hóa Nghệ An xin chân thành chia buồn cũng gia quyến và Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội.