Tên khai sinh: Đặng Thị Xuân, sinh ngày 23 tháng 9 năm 1939. Quê gốc: Diễn Hạnh, Diễn Châu. Nơi ở Hiện nay: quận Ba Đình, Hà Nội. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp, khoa Ngữ văn. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1985).

Thanh Hương đã từng tham gia đoàn văn công ty Văn hoá tỉnh Nghệ An, làm diễn viên và sáng tác kịch bản. Tốt nghiệp đại học chuyển về làm cán bộ biên tập, cán bộ sáng tác của Bộ Văn hoá. 1989- 1994 Uỷ viên Ban thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. 1990- 1992: Chánh văn phòng Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam; Uỷ viên Ban chấp hành Đảng uỷ khối tư tưởng- Văn hoá Trung ương. 1991- 1997 Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội Phụ nữ Việt nam. Đại biểu Quốc hội khoá 9, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khoá 9.

Tham khảo ==>   Thành lập công ty tại Nghệ An

Tác phẩm đã xuất bản và dàn dựng: Kịch: Cái vuốt cọp (1970); Ngôi sao ban ngày (1972- 1973); Bản tình ca màu xanh (1978); Thung lũng tình yêu (1980); Vàng (1985); Khi tình yêu lên tiếng(1990); Tình xuyên đại dương ( 1991); Bài ca người mẹ ( 1995); Bông mai vàng (1995); Đời người giấc mộng ( 1996).

Giải thưởng văn học: – Giải nhất kịch bản văn học của Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam 1972 (Kịch bài ca người mẹ).– Giải ba kịch bản văn học của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam 1974 ( Kịch Ngôi sao ban ngày) – Giải văn học Hồ Gươm của thành phố Hà Nội (1980- 1985) (Kịch Ánh sáng trái tim). Giải nhất kịch bản văn học Hạ Long 1980- 1985 (Kịch Vàng). – Giải kịch bản văn học nghệ thuật của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam 1990. (Kịch Khi tình yêu lên tiếng). – Giải ba cuộc thi sáng tác kịch bản văn học của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và Bộ Văn hoá Thông tin 1995 (Kịch Đời người giấc mộng)..vv..

                                                               Nhà văn, nhà viết kịch Thanh Hương

Kịch nữ số 1 Việt Nam: Cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật Việt Nam

Tuy đã ở tuổi 80 nhưng nhà văn, nhà viết kịch Đặng Thị Thanh Hương – tác giả của hơn 30 kịch bản được diễn trên sân khấu kịch nói vẫn hoạt bát, nhanh nhẹn đến với mọi người tại tọa đàm cùng gặp gỡ và giao lưu với mọi người trong khán phòng của Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhân dịp nữ tác giả tròn 80 tuổi, Hội Nhà văn Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc đã tổ chức Tọa đàm “Nhà văn, nhà viết kịch Thanh Hương – Cuộc đời và sự nghiệp”, vào sáng 19/8 tại Hội Nhà văn Việt Nam.

“Với những chức vụ cao quý trong Đảng càng khiến cho ngòi bút của bà mang tính chiến đấu cao hơn và luôn trong sạch với một tâm hồn nhân văn rộng mở. Là một nhà viết kịch có tới 30 tác phẩm được diễn trên sân khấu, in thành sách nhưng nhà viết kịch Thanh Hương vẫn luôn ấp ủ nhiều đề tài về xã hội, về con người, nhất là những con người đang bị xã hội đồng tiền làm tha hóa, biến chất, đôi khi còn mất hết tình người.

Tuy ở tuổi 80, tóc đã bạc nhưng nữ kịch Thanh Hương gần đây vẫn tham gia trại sáng tác của Hội Nhà văn ở Nha Trang và đã hoàn thành kịch bản “Đối mặt”, đề tài chống tham nhũng rất quyết liệt. Từ đó, góp phần vào cuộc đấu tranh chống quốc nạn tham nhũng mà Đảng ta đang phát động và thực hiện rất quyết liệt”.  

Chính khách hiếm hoi trong làng văn nữ Việt

Bên cạnh cuộc đời làm văn, viết kịch của bà để phản ánh đời sống hiện thực của con người trong xã hội thì Nhà văn, nhà viết kịch Đặng Thị Thanh Hương còn là một Đại biểu Quốc hội sáng giá của Việt Nam. Trong hai khóa liền bà được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa IX-X  vào các năm 1992-2002, đảm nhiệm chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Đảng ủy viên Khối Tư tưởng – Văn hóa Trung ương; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Nói về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nữ kịch Thanh Hương, Giáo sư Hoàng Chương (Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn & Phát huy Văn hóa Dân tộc) chia sẻ: “Tôi thấy chị là một nhà văn, một Đại biểu Quốc hội có trình độ, có bản lĩnh, có trách nhiệm trước nhân dân không ngần ngại phê phán, chỉ trích những khuyết điểm, những yếu kém tiêu cực của mọi người trong mọi tầng lớp của xã hội”.

“Nghệ sĩ Thanh Hương mang tính cách cương trực, thẳng thắn của người con xứ Nghệ, cái sắc sảo chặt chẽ của người làm công tác quản lý và sự hào hoa, tinh tế của một người nghệ sĩ, dường như tất cả những tố chất đó đã hòa quyện và giúp bà tỏa sáng đầy bản lĩnh, trí tuệ trên nghị trường Quốc hội” – bà Hoàng Thị Hoa,  Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội thay mặt phát biểu tại Tọa đàm về sự đóng góp tích cực của nghệ sĩ Thanh Hương.