Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Ông sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội. Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi, Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn học. Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống vào khoảng năm 14 tuổi. Ông có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo dục mới do Toàn quyền Pháp Albert Sarraut đề xướng, miễn phí hoàn toàn trong sáu năm tiểu học, và là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ, đó là nguyên nhân khiến ông luôn thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ. Sau hai năm làm ở các sở tư như nhà hàng Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông), ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp

Tác phẩm đầu tay của nhà văn Vũ Trọng Phụng là truyện ngắn “Chống nạng lên đường”. Tác phẩm đã được đăng trên Ngọ báo vào năm 1930.

Hai tác phẩm văn học được cho là kiệt tác của Vũ Trọng Phụng chính là “Số đỏ” và “Giông tố”. Hai tác phẩm này đã được đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn để giảng dạy.

Sự nghiệp văn chương Vũ Trọng Phụng đã đóng góp cho văn học Việt Nam

Phóng sự: Đời cạo giấy; Cạm bẫy người; Kĩ nghệ lấy Tây; Hải Phòng 1934; Dân biểu và dân biểu; Cơm thầy cơm cô; Vẽ nhọ bôi hề; Lục sì; Một huyện ăn Tết

Kịch: Không một tiếng vang; Tài tử; Chín đầu một lúc; Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc; Hội nghị đùa nhả; Phân bua

Truyện ngắn: Chống nạng lên đường; Một cái chết; Bà lão lòa; Con người điêu trá; Quyền làm bố; Cuộc vui ít có; Hai hộp xì gà; Cái hàng rào; Tình là dây oan; Duyên không đi lại; Thầy lang bất hủ; Ông đừng lầm; Sao mày không vỡ, nắp ơi?; Sư cụ triết lý; Rửa hờn; Bộ răng vàng; Hồ sê líu hồ líu sê sàng; Mơ ngày Tết; Tết ăn mày; Lỡ lời; Người có quyền; Cái ghen đàn ông; Lòng tự ái; Đi săn khỉ; Máu mê; Tự do; Lấy vợ xấu; Một con chó hay chim chuột; Một đồng bạc; Đời là một cuộc chiến đấu; Bắt vích; Ăn mừng; Gương tống tiền; Đoạn tuyệt; Từ lý thuyết đến thực hành; Cái ghen đàn ông

Tiểu thuyết tiêu biểu của ông: Dứt tình; Giông tố, khi đăng trên Hà Nội báo có tên Thị Mịch; Vỡ đê – Báo Tương Lai; Số đỏ – Hà Nội báo; Làm đĩ – Tạp chí Sông Hương; Lấy nhau vì tình; Trúng số độc đắc; Quý phái, đăng dang dở trên Đông Dương tạp chí – bộ mới); Người tù được tha (Di cảo)

Vũ Trọng Phụng xếp hạng nổi tiếng thứ 7213 trên thế giới và thứ 1 trong danh sách Nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng.

Nếu thấy bài viết về Nhà văn Vũ Trọng Phụng hữu ích và thú vị quý vị hãy chia sẻ để nhiều người được biết.