Nguyễn Sinh Cung, tên thời thơ ấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh ngày 19-5-1890, Tại làng Hoàng Trù( còn gọi là làng Trùa), thuộc xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Tham khảo ==>Thành lập công ty tại Nghệ An

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phụ thân của Nguyễn Sinh Cung là ông Nguyễn Sinh Sắc, sinh năm 1862.

Do cha mẹ mất sớm, từ nhỏ Nguyễn Sinh Sắc đã phải chăn trâu cắt cỏ giúp anh. Mặc dù cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng Nguyễn Sinh Sắc rất ham mê học tập trong làng ai cũng khen. Tiếng đồn lan khắp xã. Cụ Hoàng Xuân Đường thương một thiếu niên mồ côi, quí đức tính cần cù, ham học, lại hiểu rõ gia cảnh của Nguyễn Sinh Sắc, bèn bàn với anh là Nguyễn Sinh Thuyết xin đem về nuôi, cho ăn học.

Thấy Nguyễn Sinh Sắc say mê học hành, chăm chỉ lao động, năm 1883, cụ Hoàng đã không câu nệ tập tục phong kiến, cho Nguyễn Sinh Sắc thành hôn với người con gái đầu Hoàng Thị Loan, dựng cho hai vợ chồng một căn nhà nhỏ ba gian ở góc vườn. Ông Sắc vừa giúp vợ làm ruộng, vừa học tập, bà Loan có thêm nghề dệt vải để lo cuộc sống gia đình. Bà là phụ nữ cần mẫn đảm đang, giàu lòng thương người. Trong căn nhà ấm cúng đó, năm 1884, bà Hoàng Thị Loan sinh con gái đầu lòng Nguyễn Thị Thanh; năm 1888 sinh con thứ hai là Nguyễn Sinh Khiêm. Nguyễn Sinh Cung là con thứ ba trong gia đình(2). Những người con của ông Nguyễn Sinh Sắc lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông bà, cha mẹ, chăm công việc và rất thương người.

Năm 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc đậu cử nhân kỳ thi hương tại trường thi Nghệ An. Hồi đó những người đỗ cử nhân, tú tài được cả làng, cả xã kính nể, nên có người thường coi mình cao hơn người khác, nhưng ông cử nhân Nguyễn Sinh Sắc thì vẫn giữ nếp sống và thái độ cư xử thân mật, gần gũi với bà con trong xóm, ngoài làng.
Sau khi đỗ cử nhân năm 1895 ông Nguyễn Sinh Sắc vào Huế thi hội, nhưng năm đó ông không đỗ. Quyết chí học hành cho đến nơi đến chốn, ông xin vào học trường Quốc Tử Giám lúc bấy giờ đặt làng An Ninh Thượng cách thành phố Huế 7 km về phía Tây.

Năm 1898, khoa Mậu Tuất, ông Sắc dự thi hội lần thứ hai nhưng vẫn không đỗ. Cuộc sống gia đình càng thêm chật vật, khó khăn. Được một người quen giới thiệu, ông Nguyễn Sinh Sắc về dạy học ở làng Dương Nỗ, cách thành phố Huế 6 km về phía Đông (Nay thuộc xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế).
Chính tại làng Dương Nỗ, Nguyễn Sinh Cung bắt đầu học chữ Hán, tập viết chữ trong cuốn sách Tập đồ hàng tư.

Với trí nhớ tốt, các bài học Nguyễn Sinh Cung chỉ đọc ba bốn lần là thuộc.

Năm 1900, Nguyễn Sinh Sắc được cử đi coi thi ở trường thi hương Thanh Hóa. Ông đưa Nguyễn Sinh Khiêm cùng đi để đỡ đần ông, còn Nguyễn Sinh Cung thì về sống với mẹ trong nội thành Huế.

Cuối năm 1900, bà Hoàng Thị Loan sinh người con thứ tư. Cha và anh đi vắng, Nguyễn Sinh Cung vừa tự học, vừa giúp mẹ chăm sóc em mà bà con thường gọi là bé Xin(1), nhưng bé Xin quá yếu cũng qua đời sớm.

Ngày 22 tháng chạp năm Canh Tí (tức ngày 10-2 năm 1901) bà Hoàng Thị Loan lâm bệnh và đột ngột qua đời ở Huế.

Được tin vợ qua đời, ông Nguyễn Sinh Sắc vội vã trở lại Huế, đưa con về quê.

Hơn 5 năm sống ở chốn kinh thành, Nguyễn Sinh Cung thấy được nhiều điều mới lạ.

Trở lại quê hương Nguyễn Sinh Cung được bà ngoại gửi đi học chữ Hán.

Tại khoa thi năm đó ông Nguyễn Sinh Huy đỗ phó bảng
Mấy tháng sau(7) theo tục lệ thời ấy, ông Nguyễn Sinh Huy đưa ba người con về sống ở Kim Liên, quê nội. Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung, thế hệ thứ mười hai kể từ khi dòng họ Nguyễn Sinh sống ở làng, được làm lễ vào làng với tên gọi mới là Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành.
khoảng cuối tháng 4-1906, anh Thành phải nghỉ học để chuẩn bị cùng cha lên đường vào Huế.

Tham khảo ==>Thành lập công ty tại Vinh

Sự nghiệp tìm đường cứu nước của Hồ Chủ Tịch

  • Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
  • 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua.
  • 1921, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp.
  • 1922, Người xuất bản báo “Người cùng khổ”.
  • 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân.
  • 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, là Ủy viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam.
  • 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Châu Á. Xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), “Đường Cách Mệnh” (1927).
  • 1925, Người thành lập “Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên” ở Quảng Châu, Trung Quốc và tổ chức “Cộng sản Đoàn” làm nòng cốt cho Hội đó mở các lớp đào tạo cán bộ cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.
  • 3/2/1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long gần Hương Cảng, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lượt vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương) và ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng.
  • 1930 – 1940, Người tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
  • 1941, Người về nước triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, thành lập “Việt Nam độc lập đồng minh Hội” (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
  • 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Người đọc “Tuyên ngôn độc lập” tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
  • 1946, Quốc hội khóa I bầu Người là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
  • 19/12/1946, Người ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc.
  • 1951, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (Đảng ra công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
  • 1960, Đại hội Đảng lần thứ III, Người được bầu lại làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.
  • Quốc hội khóa II và khóa III bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; Người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam và các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; Người khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đã có nhiều đóng góp vào việc tăng cường đoàn kết quốc tế.
  • 1990, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa.

Nếu yêu thích và nhận thấy bài viết hữu ích quý vị đừng quên like và share bài viết để nhiều người được biết.