Cao Xuân Hạo (1930-2007) là một nhà ngôn ngữ học người Việt với nhiều đóng góp trong việc định hình phương pháp phân tích cấu trúc câu tiếng Việt. Ngoài ra, ông còn là một dịch giả, giáo sư văn chương uyên bác.

                       Cuộc đời và sự nghiệp nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo (nguồn internet)

Tiểu sử

Cao Xuân Hạo sinh ngày 30 tháng 7 năm 1930 tại Hà Nội. Cha ông, Cao Xuân Huy, cũng là một học giả nổi tiếng. Dòng họ Cao Xuân của ông (Diễn Châu, Nghệ An) có nhiều danh sĩ. Từ nhỏ, ông đã có giai thoại tự học nghe, nói và viết thành thạo tiếng Pháp chỉ từ việc chơi với một người bạn Pháp. Ông từng làm giảng viên ngôn ngữ học, khi đó ông đảm nhận phần lớn công việc dịch sách và hiệu đính các sách dịch tại bộ môn ngôn ngữ học, tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông được biết đến với tư cách nhà ngôn ngữ học và dịch giả, và là thành viên Hội Nhà văn Việt Nam. Giáo sư Cao Xuân Hạo đã được trao tặng Giải thưởng về dịch thuật năm 1985 của Hội Nhà văn Việt Nam.

Ông mất lúc 19h 40 phút ngày 16 tháng 10 năm 2007 tại Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh sau hai tuần nằm bệnh do một cơn đột quỵ.

Sách ngôn ngữ

  • Tiếng Việt – Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. 1998.
  • Tiếng Việt – Văn Việt – Người Việt. Nhà xuất bản Trẻ. 2001.
  • Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng. Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Công ty văn hóa Phương Nam. 

Sách dịch

  • Người con gái viên đại uý (truyện 1959).
  • Chiến tranh và hòa bình (tiểu thuyết 1962).
  • Truyện núi đồi và thảo nguyên (tập truyện ngắn, dịch chung, 1963).
  • Trên những nẻo đường chiến tranh (tiểu thuyết 1964).
  • Truyện ngắn Goócki (1966).
  • Con đường đau khổ (tiểu thuyết 1973).
  • Tội ác và hình phạt (tiểu thuyết – xuất bản năm 1983 với tên Tội ác và trừng phạt do BTV tự ý sửa).
  • Đèn không hắt bóng (1986).
  • Papillon (1988).
  • Khải hoàn môn (1988).
  • Nô tỳ Isaura (tiểu thuyết 19??).
  • Âm vị học & Tuyến tính (Phonologie et linéarité – Nguyên bản tiếng Pháp được GS viết năm 1980, bản dịch do chính GS thực hiện, xuất bản năm 2006)

Bài viết quan trọng

  • “Hai cách miêu tả hệ thống thanh điệu của tiếng Việt”.
  • “Chiết đoạn và siêu đoạn trong ngôn ngữ học phương Tây và trong tiếng Việt” và “Nguyên lý tuyến tính của năng biểu” trong âm vị học”, Phonologie et linéarité: réflexions critiques sur les postulats de la phonologie contemporaine, 1985 – viết bằng tiếng Pháp, do Hội Ngôn ngữ học và Nhân loại học Pháp (SELAF) xuất bản.
  • “Vấn đề âm vị trong tiếng Việt”.
  • “Trọng âm và các quan hệ ngữ pháp trong tiếng Việt” (1978).
  • “Về cương vị ngôn ngữ học của tiếng”.
  • “Nhận xét về các nguyên âm của một phương ngữ ở tỉnh Quảng Nam”.
  • “Một số biểu hiện của cách nhìn Âu châu đối với cấu trúc tiếng Việt”.
  • “Về cách phân tích âm vị học một số vận mẫu có nguyên âm ngắn trong tiếng Việt”.
  • “Thêm mấy giải pháp âm vị học cho các vận mẫu có nguyên âm ngắn của tiếng Việt”.
  • “Sợ hơn bão táp”, Báo Văn Nghệ.
Cuộc đời và sự nghiệp nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo (nguồn internet)

Những ý kiến của ông về các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ, văn học và văn hóa của dân tộc. Là một nhà Việt ngữ học lão thành, tất nhiên trung tâm nghiên cứu của ông là những vấn đề của tiếng Việt, nhưng ngoài ra ông cũng quan tâm đến những vấn đề có liên quan xa gần với ngôn ngữ như văn học và văn hóa.

Trong cuốn sách, thể hiện rõ sự bức xúc của ông vì tên riêng nước ngoài bị phiên âm sai, do người viết không biết cách đọc, chứ không phải vì vần quốc ngữ không cho phép. Chẳng hạn như tên Reagan bị phiên thành Ri-gơn, lẽ ra phải phiên là Rêi-gân, tên Engels bị phiên thành Ăng-ghen, lẽ ra phải phiên là En-ghen hay Eng-gơn, Diesel bị phiên thành Đi-ê-den, lẽ ra phải phiên thành Đi-dơn… Từ năm 1994, ông đã cất công vạch rõ những sai sót về ngữ pháp mà các bình luận viên bóng đá trên truyền hình mắc phải.

Bàn về từ Hán Việt, ông phân tích: “Đừng tưởng thay thế từ Hán Việt bằng từ thuần Việt là bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, trong khi đó chính là làm cho tiếng Việt nghèo đi, và thay những cách nói đúng đắn và thích hợp với tình huống. Với ngôn cảnh hay văn cảnh bằng những cách nói ngô ngọng, lạc lõng, thậm chí vô lễ và man rợ.