Tổng kết chương trình số hóa tài liệu Hán Nôm Nghệ An giai đoạn 1 (2015-2018
Chiều 8/6, tại tp Vinh, Ban Quản lý di tích phối hợp với Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác số hóa tài liệu Hán Nôm giai đoạn 1 (2015-2018).
Bắt đầu từ năm 2015, qua 4 năm thực hiện chương trình số hóa tài liệu Hán Nôm, Ban quản lý Di tích Nghệ An đã tiến hành số hóa tài liệu tại 16 huyện, thành phố, thị xã với 231 xã, phường, thị trấn, 473 dòng họ, đền, chùa, miếu. Tổng số đã số hóa được là 70.573 trang tài liệu.Các tài liệu Hán Nôm chủ yếu tập trung ở các huyện đồng bằng và trung du nhưng phân bố không đều. Yên Thành là huyện có số lượng tài liệu được số hóa nhiều nhất (13083 trang tài liệu), Quỳ Hợp là đơn vị có số lượng tài liệu được số hóa ít nhất (2 trang tài liệu).
Tham khảo ==> Dịch vụ thành lập công ty tại Nghệ An
Trong số những tài liệu đã số hóa được, nhiều tài liệu có giá trị lớn về mặt nghiên cứu lịch sử, văn hóa dòng họ, phong tục làng xã, chế độ ruộng đất, văn học nghệ thuật, y học cổ truyền và các vấn đề chính trị, xã hội, hơn nữa còn giúp ích rất lớn cho việc nghiên cứu văn tự, nghệ thuật của các triều đại phong kiến. Trong đó phải kể đến các tài liệu thời Tây Sơn, chủ yếu là Sắc phong, Lệnh chỉ, Trát lục… Ngoài ra còn nhiều tài liệu rất đặc sắc như bộ mộc bản kinh phật của chùa Đức Sơn, bộ mộc bản kinh giáng bút của Hiếu Thiện đàn (xã Vân Diên, Nam Đàn), bộ mộc bản kinh giáng bút của Tuần Thiện Đàn (đền Thiện, xã Diễn Ngọc, Diễn Châu), các bản kinh giáng bút tuyên truyền yêu nước đầu thế kỷ 20…
Một số di tích còn đang lưu giữ được nhiều sắc phong, tài liệu quý như: nhà thờ họ Phan Vân, đền Đức Hoàng ở Yên Thành; đền Xuân Hòa, đền Phùng Hưng ở Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai; đền Mai Bảng ở phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò; đền Vua Mai ở Nam Đàn; nhà thờ họ Trần (Diễn Phúc), đền Trang (Diễn Kim) ở Diễn Châu; đền Hoàng Mười (Hưng Thịnh), đền Thanh Liệt (Hưng Lam), đền thờ Đinh Bạt Tụy (Hưng Yên Bắc) ở Hưng Nguyên… Đặc biệt, ở một số huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhưng vẫn lưu giữ được nhiều tài liệu quýnhư nhà thờ họ Lang Vi ở xã Đôn Phục, huyện Con Cuông hiện còn lưu giữ được trên 10 đạo sắc phong, chế cáo của triều Nguyễn và huân chương của nhà vua Lào tặng. Hay ở huyện Tân Kỳ có một số di tích của đồng bào dân tộc Thổ còn lưu giữ nhiều tài liệu Hán Nôm cổ như đền đức Mẹ (xã Nghĩa Phúc), chùa Bục (xã Đồng Văn),…
Sở VHTT đã trao tặng giấy khen cho 9 tập thể và 9 cá nhân có nhiều đóng góp cho công tácsố hóa tài liệu Hán Nôm trên địa bàn tỉnh.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa Nghệ An