Màu tím hoa sim (1949- Hữu Loan)
Màu tím hoa sim là một bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Hữu Loan, được sáng tác năm 1949 tại Thanh Hoá, vào thời điểm được cho là sau khi người vợ đầu tiên của tác giả qua đời.
Bài thơ xuất hiện đầu tiên trên tờ Trăm Hoa của Nguyễn Bính. Trong vụ án Nhân văn giai phẩm, nó bị coi là thứ văn chương ủy mị, mang tư tưởng tiểu tư sản, và là một trong những bằng chứng để bộ văn hóa đương thời kết tội tác giả của nó. Tuy nhiên bài thơ vẫn được truyền đi rộng rãi trong công chúng bằng những bản chép tay và được đưa vào miền Nam Việt Nam, tại đây bài thơ đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc thành những bài hát nổi tiếng. Vào năm 2004, nó được mua bản quyền với giá 100 triệu đồng tiền Việt Nam, trở thành một kỷ lục Việt Nam.
Năm 1990, bài thơ được in lần đầu trong một tập thơ, đó cũng là tập thơ đầu tiên được xuất bản của Hữu Loan: Màu tím hoa sim.
Nội dung, xuất xứ
Thơ nói về một cuộc tình đau khổ trong chiến tranh, với nhân vật chính là một cán bộ Việt Minh và một cô thiếu nữ. Họ yêu nhau, cưới nhau, trước khi chia tay nhau để anh lính đi ra trận. Anh vẫn thường lo lắng nếu như mình bỏ mạng nơi chiến trường thì thương cho người vợ, thế nhưng vào cái ngày anh trở về với niềm háo hức, thì nghe tin vợ đã mất. Trong miền hồi tưởng, anh nhớ về những kỷ niệm xưa, với hình bóng dịu dàng, thầm lặng của người thiếu nữ, anh nghĩ đến những đứa em, những người anh của cô gái cũng đã đi lính nơi xa xăm. Rồi anh lại ra đi. Trên con đường hành quân, qua những đồi sim tím, hình bóng của người vợ nhỏ vẫn vang về đâu đó, như nhắc khơi về một câu ca dao cũ: “Áo anh sứt chỉ đường tà/Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu…”.
Thời điểm sáng tác của bài thơ, theo nhiều người, là sau khi người vợ đầu tiên, bà Lê Đỗ Thị Ninh, của tác giả chết đuối khi trượt chân xuống bến nước trong trang trại của nhà (trong bản in của bài thơ thường có thêm phần đóng dấu trong ngoặc đơn: “Khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh”). Bà Ninh là một thiếu nữ đẹp, con gái của ông Lê Đỗ Kỳ, kỹ sư canh nông, đã từng giữ chức Tổng Thanh tra Canh nông Đông Dương. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông Kỳ là đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên. Vợ ông là con một nhà khoa bảng đất Thanh Hóa, sau cách mạng có công tác ở Hội phụ nữ.
Hữu Loan quen biết gia đình ông Lê Đỗ Kỳ khi nhà thơ 26 tuổi và được mời về dạy học cho ba người con trai lớn của ông quan kỹ sư Canh nông, lúc đó cô Ninh mới 8 tuổi. Trong suốt thời gian ở trong gia đình họ Lê Đỗ, ông coi cô như em gái của mình.
Điều mà nhà thơ không biết là bà Kỳ rất quý mến ông nên đã có ý gả cô em gái tên Nga cho ông, nhưng do cô Nga không muốn vương vấn chuyện đời mà muốn xuất gia theo đạo nên bà lại chuyển sang muốn gả con gái mình. Ông bà Lê Đỗ Kỳ không thổ lộ điều này nhưng bắt đầu bí mật để ý đến nhà thơ. Khi Hữu Loan đi tham gia kháng chiến, làm chính trị viên tiểu đoàn ở Đại đoàn 304 của tướng Nguyễn Sơn, cùng đơn vị với ông có Quốc, là người em họ với cô Ninh. Mãi cho đến một hôm, Quốc mới tiết lộ cho ông biết là bà Kỳ cử Quốc “giám sát” Hữu Loan để đề phòng ông có tình ý với những phụ nữ khác.
Khi biết được gia đình ông bà Kỳ có ý tác thành, nhà thơ về thưa chuyện với ông bà xin cưới cô Ninh. Đám cưới diễn ra đơn giản, cô Ninh tuy là con nhà giàu, tư sản gia đình có đến 500 mẫu ruộng nhưng cô sống hết sức giản dị, ngày cưới cô còn không đòi phải may áo mới: “ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới” vì cô Ninh nói với ông là vợ chồng cốt ở yêu nhau, không cần bày vẽ. Nhà thơ và “cô em gái nhỏ” làm lễ thành hôn ngày 16 tháng 2 năm 1949 trong một lần ông xin về phép. Điểm nội bật của đám cưới chỉ là chiếc bình hoa. Chiếc bình mà ba tháng sau ông về khóc vợ đã thành chiếc bình đựng hương trên mộ, chiếc bình hương đặc biệt ấy ông Hữu Loan vẫn giữ đến tận bây giờ, đặt trên bàn thờ cô Ninh.
- chiếc bình hoa ngày cưới
- thành bình hương tàn lạnh vây quanh
Từ ngày cưới 16 tháng 2 đến ngày 29 tháng 5 cô Ninh mất là hơn 3 tháng. Số ngày cô sống bên chồng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cô Ninh hay mặc áo tím và ông cũng đã có lần dẫn cô đi chơi lên những đồi hoa sim tím và ngẫu nhiên là dọc bờ sông nơi cô chết cũng mọc đầy những hoa sim tím.
Bài thơ lâu nay được lưu truyền chủ yếu qua các bản chép tay nên có nhiều dị bản, các bản thường khác nhau về cách xuống dòng, về từ ngữ, viết hoa và viết thường. Bản được Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật đóng dấu đăng ký là bản chép tay của ông vào ngày 12/10/2004.
Nhân vật trong bài
Trong bài ngoài 2 nhân vật chính là anh lính và người vợ, còn có ba người anh:
- Một chiều rừng mưa
- ba người anh,
- từ chiến trường Đông Bắc
- được tin em gái mất
- trước tin em lấy chồng
Ba người anh cũng là nhân vật có thật: người anh cả là ông Lê Đỗ Khôi, làm Chính trị viên tiểu đoàn, hy sinh trên đồi Him Lam chỉ vài giờ trước khi trận Điện Biên Phủ kết thúc. Người anh thứ hai là ông Lê Đỗ Nguyên, tức Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị còn người anh thứ ba là ông Lê Đỗ An, tên công tác là Nguyễn Tiên Phong, nguyên Bí thư Trung ương Đoàn – Phó Ban dân vận Trung ương. Em ông Nguyên là Đại tá Lê Đỗ Thái. Hai ông Hồng Cư và Lê Đỗ Thái hiện sống ở Hà Nội và đều lấy con gái GS. Đặng Thai Mai. Lúc đó cả ba người anh đều đang ở chiến trường Đông Bắc, do thư từ thời đó vận chuyển khó khăn nên họ nhận được tin em gái chết trước khi nhận được thư nhà báo tin em lấy chồng.
Ngay từ khi ra mắt công chúng cách đây chừng mười lăm năm truyện ngắn Người tình của cha đã làm xôn xao bạn đọc cả nước. Khi Người tình của cha thành phim chiếu trên mà ảnh nhỏ thêm một lần nữa gây xúc động bao tâm hồn người Việt. Năm 2006 – 2007 Người tình của cha được chọn lọc đưa vào chương trình Văn học địa phương lớp 9 THCS. Trong tổng tập truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh gồm 45 truyện (tôi tạm gọi thế) được nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành qúy 3 – 2006 Người tình của cha cũng như bốn mươi tư truyện khác không ghi năm tháng sáng tác nhưng toàn bộ nội dung diễn biến cốt truyện chứng minh rằng truyện được viết khi chiến tranh kết thúc lâu rồi. Thường thường sau chiến tranh có hai thái cực diễn ra. Một là những nhà văn không là người lính trực tiếp cầm súng trên mặt trận họ lao vào tìm tư liệu chiến tranh thể hiện chiến tranh qua bom đạn dữ dội và ác liệt. Hai là những nhà văn là người lính xương máu cùng đồng đội khi chiến tranh kết thúc họ nhanh chóng lùi xa “những cái cối xay thịt” để có cái nhìn về người lính nhìn về sự hy sinh của dân tộc nhìn vào bản chất cái sống và cái chết cái được và cái mất cái cao thượng và cái thấp hèn cái thiện và cái ác những tiếng đại bác và tiếng gọi mẹ…nó đạt đến cõi nhân sinh hơn. Tất nhiên có một bộ phận rất lớn các nhà văn mặc áo lính từng giáp mặt với kẻ thù vẫn trung thành với bút pháp mô tả hiện thực chiến tranh bằng cách dựng lại cuộc chiến trong các tác phẩm của mình.Cũng mô tả hiện thực nhưng Từ Nguyên Tĩnh không làm như thế. Mặc dù ông đã là lính bảo vệ Hàm Rồng nhiều năm nhưng nhà văn viết về chiến tranh nhìn về chiến tranh bằng cách khác. Để có được truyện ngắn Người tình của cha một câu chuyện về gia đình người lính ba người hai vợ chồng một đứa con cùng một tuyến nhân vật không có đối lập cấu trúc theo mạch thẳng đẹp đẽ gọn gàng chứa đựng tính nhân văn sâu sắc thể hiện được sự hy sinh tận đáy của con người Từ Nguyên Tĩnh không phải chỉ biết cách lùi xa chiến tranh mà ông còn chứng tỏ có học vấn sâu sắc có sự chiêm nghiệm chắt lọc nhiều năm. Cũng không ít người cầm bút tìm cách lùi xa hiện thực để hiểu rõ hiện thực hơn khái quát tốt hơn…nhưng không phải ai cũng thành công. Từ Nguyên Tĩnh làm chủ được ngòi bút là chủ được mạch cảm xúc. Nếu không phải một cây bút già rặn có bản lĩnh nén chi tiết thì khi đụng đến chiến trường nhà văn sẽ bị hàng loạt chi tiết như “súng đại bác xe tăng…vang lên rung chuyển” thể hiện vốn sống thu hút bạn đọc dễ tính. Từ Nuyên Tĩnh biết gạt bỏ. Ông để cho cái ác liệt hiện qua ngôn ngữ tự thuật của cô gái mười bảy tuổi: “mẹ Thu của con đã cứu cha thoát chết bởi những trận sốt rét ác liệt. Hàng tháng trời cha nằm ở trạm giao liên. Mẹ lội khắp rừng tìm lá thuốc nam sắc cho cha uống.Mẹ xuống bìa rừng bắt giun dùng lá chè xanh rừng chuốt sạch nhớt bắt cha nuốt. Sau khi thoát chết là đói. Đói đến nỗi tóc và lông mày rụng hết cha phải dùng cả hai tay mới bò nổi từng bước. Mẹ lại lần đến những bản xa xôi của người cùi không ai dám tới xin bắp về nấu cháo bón cho cha từng thìa …”Có thể gọi đây là đoạn phim phóng sự về ký ức chiến tranh thể hiện trình độ tay nghề bậc cao của tác giả.ống kính có tầm quét rất rộng về không gian thời gian đồng thời thể hiện khả năng quay đặc tả cận cảnh đạt đến trình độ kỹ xảo.Chi tiết hình ảnh trong đoạn văn nói riêng trong truyện ngắn nói chung chuyển động nhanh linh hoạt đạt đến tốc độ của truyện dân gian . Chỉ một đoạn như thế người đọc tiếp nhận bao nhiêu thông tin. Một gia đình người lính. Sự chịu đựng gian khổ của người lính. Tình yêu đích thực của người lính. Sự cài đặt chi tiết nhẹ nhàng tự nhiên hết sức tài tình. Chìa khoá sáng tạo ra Người tình của cha đã được ông khéo léo trao cho người đọc. Non tay một chút truyện sẽ bị vỡ ngay ở chỗ này. Nếu thêm một vài từ nữa là cái nút bị bung ra. Cái đắt của chi tiết trở thành rẻ rúng nông cạn. Từ Nguyên Tĩnh rất thành công trong việc xây dựng hai cái đẹp cơ bản trong CÁI ĐẸP – Một phạm trù cơ bản của mỹ học Mác-Lênin. Đó là cái đẹp về sự hy sinh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và cái đẹp về tính nhân văn.
Chỉ với chín trang in chưa đầy 4000 tiếng Từ Nguyên Tĩnh đã mô tả sự hy sinh nhiều lớp lồng nén vào nhau êm như ru. Nhân vật Cha nhân vật mẹ Thu-Maria Liên lặng lẽ trở về đời thường thanh thản như những vị thánh không một lời than thở không một lời dính đến công trạng. Mặc dù họ là lính “thoát chết bởi những
trận sốt rét ác liệt” họ phải nuốt giun sống “đói đến nỗi tóc và lông âng mày rụng hết”! Họ tự nguyện hy sinh bản thân nhẹ nhàng tựa dâng hiến. Nốt trầm của bản anh hùng ca giữ nước vĩ đại của dân tộc Việt là đấy. Hoà bình lập lại bao nhiêu gia đình hạnh phúc bao nhiêu người tìm cách chiếm đoạt vinh quang bước lên bục vinh quang quyền cao chức trọng tính sổ với cách mạng với dân tộc. Vợ chồng người lính phải lặng lẽ chia tay nhau. Người vợ khi còn ở chiến trường đi tìm bắp về nuôi đồng chí đồng đội-người chồng đã bị nhiễm bệnh hủi. Vì tương lai của Thu Trang người con gái niềm hạnh phúc thiêng liêng duy nhất người vợ đến nhập vào làng cùi xa xôi. Ngay cả sự chia ly đau xót ấy cũng không được công khai sự thật. Người chồng phải tung tin dựng hiện trường người vợ chết đuối. Mục đích cuối cùng là bảo vệ hạnh phúc chắc chắn cho con. Và thỉnh thoảng họ vụng trộm gặp nhau như đôi tình nhân bất chính. Người con khinh bỉ cha vì cho rằng cha đã phụ bạc mẹ nó dối trá với nó Người mẹ làm một cuộc trốn chạy sự truy đuổi của lương tâm. Cái bi kịch gia đình đẩy đến đỉnh điểm. Ấy thế mà không bật được thành lời. Đấy là sự điển hình nhất về sự hy sinh của người lính trong sáng tác của Từ Nguyên Tĩnh nói riêng và Văn học Việt Nam nói chung. Họ đau về thể xác đau về tinh thần. Họ trả giá cho chiến tranh trả giá cho cuộc sống cho hạnh phúc lớn quá đắt quá. Họ hy sinh cho cá nhân ư? Cá nhân bệnh tật. Họ chiến đấu cho gia đình ư? Gia đình chia lìa ly tán. Họ chiến đấu hy sinh cho cuộc đời ư? Cuộc đời dè bỉu xa lánh. Với Người tình của cha Từ Nguyên Tĩnh còn đặt ra một vấn đề lớn hơn. Đó là vấn đề thời đại và thế hệ. Một thế hệ hy sinh cho một thế hệ.Toàn bộ câu chuyện tưởng chừng chỉ đơn giản giải quyết vấn đề người tình của cha. Người tình của cha là ai?Tại sao cha và người tình phải bí mật vụng trộm gặp nhau? Tại sao cha có người tình vụng trộm song vẫn gieo vào lòng vào tình cảm người con tất cả những gì đẹp nhất về người mẹ? Trả lời được những câu hỏi ấy chính là một cuộc khám phá đầy ý nghĩa không phải chỉ của người con đối với người cha và người mẹ mà đó chinh là cuộc khám phá của một thế hệ đối với một thế hệ.Phải chăng đó là thông điệp lớn nhà văn ngầm gửi tới người đọc? Không phải sự hy sinh nào cũng được hiểu đúng hiểu đủ được qúy trọng ngay từ đầu. Sự cao thượng và thanh thản đến thánh thiện nếu không được giáo dục cẩn thận nhiều khi cái tốt không thanh minh được cái xấu cái ngờ vực nghi vấn của người đời miệng đời. Tính cách người Việt tâm lý người Việt đạo đức truyền thống của người Việt kết tinh nhân vật người cha và nhân vật người mẹ có tên là Thu. Cái tầm văn hoá dân tộc cái đặc trưng nhất của người Việt được thẩm thấu trọn vẹn trong Người tình của cha. Nói trọn vẹn bởi vì hình ảnh người lính sự hy sinh của người lính còn được Từ Nguyên Tĩnh đề cập đến trong một số truyện ngắn khác như Mối tình chàng Lung Mù Tiếng thở dài của dòng sông Chờ B52 Người đàn bà sau chiến tranh …Những nỗi đau những mất mát những bi kịch những nỗi éo le trong các truyện ngắn này không phải chỉ thể hiện trí thông minh giàu sức tưởng tượng của tác giả.Rất nhiều chi tiết gây xúc động cho người đọc.Nhưng không phải truyện nào cũng thành công. Ngay cả khi tác giả dùng thủ thuật dựng các chi tiết găm vào trí nhớ người đọc truyện khép lại vẫn mờ. Điều đó chứng tỏ rằng thủ thuật có thể tạo ra được chi tiết nhưng thủ thuật không tạo ra tư tưởng lớn cho tác phẩm. Người tình của cha chứa đựng một tư tưởng lớn. Truyện có thể kết thúc nhanh chóng hơn vì cốt truyện rất đơn giản không có những tình tiết ly kỳ câu khách. Diễn biến cũng không phức tạp. Trong Người tình của cha Từ Nguyên Tĩnh cũng dùng thủ thuật hay còn gọi là ngón nghề gây tò mò hồi hộp cho người đọc. Ví như khi ông để cho Thu Trang nghe thấy mấy bà hàng xóm thì thầm “:Ông có người tình là phải thôi” rồi trong bóng đêm lờ mờ Thu Trang thấy người đàn bà áo đen gục đàu vào cha. Hay đoạn phục bắt quả tang cha và người tình trong nhà… Nhưng tất cả những tình tiết mang tính thủ thuật đó lại nhằm đạt hiệu quả của chủ đề biểu đạt tính thẩm mỹ. Đó chính là cái đẹpcủa sự hy sinh cái đẹp của yêu thương cái đẹp của con người sống vì nhau. Vì đồng đội đồng chí vì người chồng người vợ bất chấp mọi gian khổ chấp nhận cả khi thân thể bị bệnh hủi dày vò. Vì con người mẹ chấp nhận mang tiếng chết đuối về làng cùi. Người mẹ đổi cả tên (từ Thu thành Maria Liên) để cho con có một lí lịch “sáng” không bị bạn bè xa lánh. Vì phẩm chất người lính vì lòng chung thuỷ vì tình yêu đến bằng xương máu đến lượt người chồng vẫn da diết với người vợ bị cùi. Người cha chan chứa yêu con bằng lòng nhân hậu. Và rồi khi sự thật oà ra người con xúc động ào vào lòng mẹ. Tính nhân văn cao cả được Từ Nguyên Tĩnh kết tinh hoàn mỹ trong Người tình của cha. Bằng lối kể riêng ngôn ngữ giản dị một cốt truyện không có gì đặc biệt trở nên có sức hấp dẫn lay động đặc biệt. Càng ngẫm nghĩ càng đặt câu chuyện vào những hoàn cảnh mà nhân cách lòng nhân ái đức hy sinh tinh thần vị tha sự chia sẻ và nhiều phẩm chất tốt đẹp khác đang bị đối mặt thử thách bởi tiền tài danh vọng địa vị… càng thấy nó ngời sáng. Từ Nguyên Tĩnh đã sáng tạo ra được một viên dạ minh châu không phải cho riêng mình.
Ngày 25 tháng 5 năm 2007