Bùi Khắc Nhất (1533 – 1609) quê ở Bột Thái, huyện Hoằng Hóa, ngày nay thuộc xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông đỗ Bảng Nhãn năm Ất Sửu (1565) đời vua Lê Anh Tông, năm 22 tuổi. Ông làm đến chức Hộ bộ thượng thư, tước bá.

Tham khảo thủ tục ==> Thành lập công ty tại Thanh Hóa

Tiểu sử

  • Ông sinh năm 1533, đỗ Hương Cống năm Giáp Tý (1564), đỗ Đệ nhất giáp Chế khoa cập đệ Đệ nhị danh (tức Bảng Nhãn) năm Ất Sửu (1565).
  • Ông trải qua nhiều chức vụ: Hàn lâm viện hiệu lý, giám khảo trường thi Thanh Hoa, Thị giảng ở trong cung, v.v. Đến năm 49 tuổi, ông giữ chức Hình Bộ Hữu thị lang rồi đổi sang Công Bộ Hữu thị lang năm 1592. Năm 1600 ông được phong Hộ Bộ Thượng thư, rồi Binh Bộ thượng thư. Ông được triều đình ban thưởng công thần năm 1603. Ông mất năm 1609, thọ 77 tuổi.
  • Do có nhiều công lớn, sau khi mất, ông vẫn được các triều đại sau phong tặng: Năm 1610 được phong Thái bảo tước Văn Phú hầu; năm 1629 được phong Phú Quận công; năm Cảnh Hưng 43 (1782) được phong Thượng đẳng phúc thần Tuy dụ Hùng lược đại vương; năm đầu niên hiệu Gia Long triều Nguyễn (1802) ông được xếp bậc nhì công thần Trung hưng.
  • Mồ côi cả cha mẹ từ sớm, ông được học trò của cha nuôi nấng. Cả hai anh em chăm chỉ học tập, đỗ Hương cống, rồi đỗ Bảng nhãn năm 33 tuổi. Được vua Lê tín nhiệm, ông giữ nhiều trọng trách trong triều, lên đến Hộ bộ rồi Binh bộ Thượng thư. Có câu đối khái quát được cuộc đời và sự nghiệp:

Tứ thập tứ tải truyền lao, sự kinh lục bộ

Thất thập, thất niên hưởng thọ, sĩ lịch tam triều.

Nghĩa là:

Việc qua sáu bộ, bốn mươi tư năm sức hiếm,

Quan trải ba triều, bảy mươi bảy tuổi trời cho

Bốn mươi năm làm quan, trải ba triều, sáu bộ, ở con người ông luôn rạng toả một nhân cách lớn. Ông ghét thói xu nịnh nạn tham nhũng, hối lộ, luôn giữ cho mình một cuộc sống trong sạch. Nhiều việc làm của ông còn để tiếng thơm.

Ông nổi tiếng vì đức tính thanh liêm: trả lại đôi hoa tai người cùng huyện đem đến hối lộ, khước từ vàng lụa quà cáp, rất công bình xét đoán không để nạn nhân bị hàm oan. Ông có câu nói rất hay: “Mệnh con người rất trọng, phép nước không được để tư tình mà can thiệp vào công lý”.

Ông được nhân dân địa phương thờ làm phúc thần. Đầu thế kỷ, truy tặng là thượng đẳng thần.